CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Dịch vụ I-VAN THAISONSOFT - BHXH Việt Nam

Miền bắc: 1900.55.88.73
Miền Trung, Nam: 1900.55.88.72

Tỷ lệ và mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Bởi ebh.vn - 24/07/2019

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội và mức tiền lương tính đóng BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động và mức đóng BHXH cho người lao động mà đơn vị sử dụng lao động phải chi trả. Chi tiết về 2 tham số này sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.

Mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Tỷ lệ và mức tiền lương đóng BHXH có ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ

1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Căn cứ theo các Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định chi tiết về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động Việt Nam được áp dụng theo bảng dưới đây:

1) Bảng tỉ lệ tỷ lệ đóng BHXH là lao động Việt Nam như sau:

Người sử dụng lao động

Người lao động Việt Nam

BHXH

TNLĐ

BNN

BHTN

BHYT

BHXH

TNLĐ

BNN

BHTN

BHYT

HT

TT

ÔĐ

 TS

HT

TT

ÔĐ

TS

14%

3%

0,5%

1%

3%

8%

0%

0%

1%

1,5%

21,5%

10,5%

Tổng cộng 32,0%

Trong đó các ký tự viết tắt như sau:

  • HT, TT: Quỹ hưu trí, tử tuất

  • ÔĐ, TS: quỹ ốm đau, thai sản

  • TNLĐ, BNN: Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  • BHTN: Qũy bảo hiểm thất nghiệp 

  • BHYT: Qũy bảo hiểm y tế 

2) Bảng tỉ lệ tỷ lệ đóng BHXH là lao động nước ngoài.

Người sử dụng lao động

Người lao động nước ngoài

BHXH

TNLĐ

BNN

BHTN

BHYT

BHXH

TNLĐ

BNN

BHTN

BHYT

HT

TT

ÔĐ

 TS

HT

TT

ÔĐ

TS

%

3%

0,5%

0%

3%

0%

0%

0%

0%

1,5%

6,5%

1,5%

Tổng cộng  8,0%

Lưu ý: Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Ngoài BHXH, BHYT, BHTN thì hàng tháng doanh nghiệp còn phải đóng kinh phí công đoàn là 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và nộp cho liên đoàn lao động quận/huyện) đối với những doanh nghiệp sử dụng ít nhất từ 10 lao động trở lên.

2. Mức lương tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Căn cứ Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 quy định chi tiết về mức tiền lương đóng BHXH như sau:

- Từ ngày 01/1/2016 đến ngày 31/12/2017: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

- Từ ngày 01/1/2018 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Pháp luật quy định chi tiết về mức tiền lương đóng BHXH

1) Căn cứ Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định mức đóng bảo hiểm xã hội như sau: 

- Mức tiền lương đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.

- Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:

  • BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở;

  • BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng;

Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Ngoài ra, căn cứ Điều 3, Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng 

Vùng I

4.180.000 đồng/tháng

Vùng II

3.710.000 đồng/tháng 

Vùng III

3.250.000 đồng/tháng 

Vùng IV

2.920.000 đồng/tháng 

Bên cạnh đó, theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định mới nhất về mức lương cơ sở cho người lao động năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

3. Mức điều chỉnh tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội năm 2021

Căn cứ theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH về việc quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, chính thức được áp dụng từ 1/1/2021 tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 23 được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 23. Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng từ trước năm 1995 đến năm 2021 như sau:

  1. Năm 2015: 1,17%

  2. Năm 2016: 1,14%

  3. Năm 2017: 1,10%

  4. Năm 2018: 1,06%

  5. Năm 2019: 1,03 %

  6. Năm 2020: 1,00 %

  7. Năm 2021: 1,00 %

Như vậy, bài viết trên Bảo hiểm xã hội điện tử EBH đã thông tin chi tiết đến người lao động về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng như đơn vị sử dụng lao động. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động.

Bảo hiểm xã hội điện tử - EBH

Đăng ký phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội eBH
Đăng ký cấp mã bảo hiểm xã hội lần đầu